GIAO HÀNG TOÀN QUỐC CAM KẾT BÁN ĐÚNG HÀNG CHÍNH HÃNG

Van bướm

Click để Xem ngay các sản phẩm Van bướm

Van bướm là gì

Van bướm là một thiết bị dùng để điều tiết dòng chảy trong hệ thống đường ống có kích thước lớn bằng cách sử dụng cánh bướm trong van quay theo một góc độ khác nhau. Van bướm thường được sử dụng như một van nước điều khiển nước hay van điều khiển khí nén.

van bướm tay gạt

van bướm tay gạt

Cấu tạo của Van bướm

Van bướm có cấu tạo gồm có 4 bộ phận chính là: Đĩa van, thân van và bộ phận làm kín van và phần tay gạt hoặc vô lăng điều khiển.

  • – Đĩa van: hay còn được gọi là cánh bướm, nó thường được làm bằng các loại vật liệu như: thép, nhựa, Inox, gang, gang dẻo,… và có thể được định vị ở các góc mở khác nhau giúp cho hệ thống van có thể điều chỉnh được lưu lượng lưu chất đi qua van theo ý định của người sử dụng.
  • – Thân van: Đây là một vòng kim loại kín được đục các lỗ để gắn bu lông vào mặt bích giúp cho van được cố định trong hệ thống đường ống. Thân van thường được làm bằng các loại vật liệu như: Inox, gang, nhựa, …
  • – Bộ phận làm kín: Đây là loại bộ phận giúp cho van được kín nhất có thể làm giảm tối đa lượng lưu chất bị rò gỉ qua van. Chúng có thể được làm bằng cao su, PDFE, Teflon, …
  • – Bộ phận tay gạt hoặc vô lăng: Đây là nộ phận giúp điều khiển hoạt động đóng mở của Van dựa trên tác động lực của con người hay hệ thống máy móc.

Ngoài ra thì Van bướm còn có các bộ phận phụ khác như: bánh răng định vị, trục van, bu lông, vv, …

Nguyên lý hoạt động của Van bướm

Van bướm có nguyên lý hoạt động tương đối đơn giản tương tự van bi. Khi ta tác dụng một lự lên cần gạt hay vô lăng giúp cho chúng chuyển hướng làm cho đĩa van quay một góc nhất định làm cho lưu chất được lưu thông qua van. Hoạt động quay của van có thể được điều chỉnh khác nhau làm cho van có thể điều chỉnh được áp xuất cũng như lưu lượng của lưu chất đi qua van.

Cách lắp đặt van bướm

Khi lắp đặt van bướm cấn lưu ý đến vị trí mở của van để tránh làm biến dạng miếng đệm làm cho hệ thống van bị kẹt hay rò rỉ bằng cách để cho Van được mở ở vị trí mở góc 1/4.

– Cần tạo một khoảng cách vừa đủ với mặt bích để khi lắp van không làm ảnh hưởng đến miếng đệm.
– Xiết chặt các ốc, vít từ từ theo mặt phẳng và xiết đều nhau
– Không sử dụng miếng đệm (gasket) giữa mặt bích và van
– Khi lựa chọn mặt bích thì phải chọn loại có kích thướng đồng nhất với kích thước của van.
– Không hàn mặt bích gần Van Bướm đã được lắp đặt tránh ảnh hưởng đến van đã lắp đặt trước đó.
– Đối với van bướm đường kính lớn, khi lắp đặt thì ưu tiên lắp van với trục ti nằm ở vị trí ngang
Khi tiến hành quay tay quay theo ngược chiều kim đồng hồ là thực hiện quá trình mở van. Ngược lại khi quay tay quay theo cùng chiều kim đồng hồ là hiện quá trình đóng van. Việc đóng mở chỉ cần quay tay quay hoặc điều khiển cơ cấu đóng ở mọi góc độ.

Bảo trì van bướm:

Trong quá trình sử dụng van, bụi bẩn có thể bay vào trong van gây khó khăn cho việc vận hành van. Chính vì thế đến một khoảng thời gian nhất định nào đó chúng ta cần bảo trì van để cho hệ thống van được bảo đảm tốt nhất. Nhà sản xuất khuyên hãy bảo trì van từ 3 đến 6 tháng 1 lần tùy môi trường mà mình sử dụng là tốt nhất.

Với những người trực tiếp vận hành van cần lưu ý những điều sau để đảm bảo van hoạt động tốt nhất:

  • – Luôn luôn giữ sạch và bôi trơn phần cần van lộ ra ngoài, có một số yêu cầu cần phải bôi trơn cả phía trong van.
  • – Với các van được hoạt động thường xuyên thì sau khoảng 2 đến 3 năm hoạt động nên tháo van ra kiếm tra xem van còn hoạt động tốt không. Nếu tốt thì dùng tiếp còn nếu không còn đảm bảo thì nên thay loại van mới để đảm bảo cho hệ thống hoạt động ổn định nhất.
  • – Van rất dễ bị hỏng khi mở điều tiết từ 15 đến 75 độ
  • – Cần có cơ cáu gài góc mở để giúp van tăng tác dụng chịu áp lực của lưu chất tránh làm hỏng van do áp lực quá lớn.

Để hiểu rõ hơn về loại van bướm được cung cấp bởi Vandientu.org này cũng như lựa chọn cho mình sản phẩm tốt nhất, Quý khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí về sản phẩm này.

Hotline
0913 23 15 18